Cơ sở khoa học của “LUẬT HẤP DẪN” (Phần I)

1. Tha thứ
Tha thứ là hành động rất cần thiết và nó chính là quá trình biến đổi con người bạn.
Bạn phải sẵn lòng tha thứ cho bất cứ người nào hay tình huống nào từng khiến bạn đau khổ, hãy giải phóng cho họ/chúng. Nếu cứ giữ mãi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ấy, bạn sẽ chỉ tự làm cho mình và hấp dẫn thêm nhiều điều tiêu cực khác.

Người ta nói: việc bạn không sẵn lòng tha thứ cho một ai đó cũng giống như  việc bạn đang uống thuốc độc mà mong chờ người khác chết vậy!


Vậy nên hãy ban phúc cho người đó, hoặc tình huống đó, và cầu chúc cho họ được mạnh khỏe, cho chúng được tốt đẹp. Và nếu cần, hãy sẵn lòng tha thứ cho chính bản thân mình nữa. Bằng cách tỏ ra biết hơn quá khứ tích cực và giải phóng quá khứ tiêu cực của mình, bạn có thể dọn chỗ cho một tương lai tươi sáng hơn.

Tha thứ thật sự giống như một chất gọt rửa cực mạnh, nó sẽ tẩy rửa bạn sạch sẽ và giúp bạn được tự do. Đó là một quá trình có sức mạnh vô cùng lớn lao, một quá trình có thể ngay lập tức đưa bạn từ nới chỉ có đau thương và giận dữ sang nơi có tần số rung cảm cao hơn của yêu thương.

"Nếu bạn chưa từng tha thứ cho mình một điều gì đó, làm sao bạn có thể trông chờ bạn sẽ tha thứ cho người khác được."
                                                                                     Dolores Huerta

Vì Luật Hấp Dẫn tương tác với những năng lượng rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn nên bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực. Nhiều chuyên gia về luật hấp dẫn đã nói rằng không gì quan trọng hơn việc cảm thấy thoải mái.

Vậy nên, hãy dành thời gian để làm những điều có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bạn. Hãy nghe bản nhạc mà bạn yêu thích. Hãy đi dạo trên bãi biển. Hãy làm những việc tốt. Hãy đối xử tử tế với bản thân mình. Hãy sáng suốt quyết định chọn những suy nghĩ tích cực và tạo nên rung cảm tương thích với điều bạn muốn hấp dẫn vào cuộc sống của mình.

Hãy chú tâm và thận trọng trong việc tạo ra những cảm xúc và tình huống tích cực, vì vũ trụ sẽ tương tác phù hợp với điều đó. Bạn cần phải xếp mình cùng hàng với những điều mà bạn muốn.
                                                                                                                      Esther Hicks

Đó chính là điều tạo nên niềm vui, sự cảm kích và cảm giác đam mê. Nhưng khi bạn thấy thất vọng, sợ hãi, giận dữ thì tất cả những cảm xúc mãnh liệt này đều là dấu hiệu cho bạn biết bạn đang không song hành với điều mà bạn khao khát.

Hãy nhớ rằng không ai có thể bảo bạn phải cảm nhận như thế nào. Chỉ bạn mới là người có thể đưa ra quyết định đó. Nếu bạn thấy mình có cảm giác buồn bã, bạn cần phải tìm hiểu xem điều gì đã tạo nên cảm giác tiêu cực đó trong bạn. “điều gì” đó không phải là những điều từ bên ngoài, mà chính bạn và những phán quyết, những niềm tin, những ý tưởng và những suy nghĩ của bạn về những điều bên ngoài đó. 

Vậy nên, cách bạn chọn tiếp nhận một tình huống sẽ quyết định phản ứng tình cảm của bạn, và bạn có thể thận trọng chọn cách nhìn nhận bất cứ thứ gì hay tất cả mọi thứ theo một cách tích cực hơn.

Bạn cần phải tỉnh táo đưa ra quyết định chọn hạnh phúc. Hãy chọn sự lạc quan. Hãy chọn sống ở nơi thường xuyên có niềm vui và lòng biết ơn. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì cho cuộc sống ngoài sự tuyệt vời. Cảm xúc của bạn sẽ tiếp nhiên liệu cho tương lai của bạn.

Đừng trốn mình trong quá khứ. Chỉ dùng quá khứ để minh họa cho một luận điểm nào đó, và rồi, hãy để nó lùi về phía sau.

"Không gì thật sự có ý nghĩa ngoại trừ điều bạn đang làm ngay lúc này. Kể từ giây phút này trở đi, bạn có thể là một người hoàn toàn khác, một người chỉ biết yêu thương và thấu hiểu với cánh tay luôn sẵn sàng dang ra, nâng đỡ, và tích cực trong mọi suy nghĩ cũng như hành động."
                                                                                                                     Eileen Caddy

2. Cảm xúc
Cảm xúc là chìa khóa

Cảm xúc của bạn là một thành phần quan trọng trong quá trình ứng dụng luật hấp dẫn. Hãy học cách lắng nghe cảm xúc của bạn – chúng là hệ thống phản hồi nội tại quan trọng cho bạn biết phản ứng bản năng của cơ thể với trạng thái rung cảm mà bạn tạo ra.


Bạn đang tạo ta tần số rung cảm với bất kì điều gì bạn để ý tới – suy nghĩ bạn đang nghĩ, niềm tin bạn đang nghiền ngẫm, chương trình truyền hình bạn đang xem, đoạn nhạc bạn đang nghe, quyển sách bạn đang đọc, hay bất cứ hoạt động nào mà bạn tham gia.

Cảm xúc của bạn chính là một phần của hệ thống chỉ dẫn nội tại. Khi bạn vui và có cảm giác căng tràn, điều đó có nghĩa bạn đang đi đúng hướng – những việc bạn đang tập trung vào, những suy nghĩ bạn đang nghĩ tới hoặc tạo ra, những ý tưởng bạn đang giải trí và những hoạt động bạn đang tham gia vào đều đang hướng bạn tới đúng mục tiêu, ước mơ và khao khát của mình.

Khi bạn bực bội, chán nản buồn rầu và thất vọng – bất cứ cảm xúc nào khiến bạn có cảm giác đau thắt lại (về mặt sinh lý) – có nghĩa là bạn đang nghĩ tới và làm những việc không đưa bạn tới mục tiêu, ước mơ và khao khát của mình.

Sự phản hồi này đang cố gắng nói cho bạn biết rằng bạn đang đi chệch hướng. Cảm xúc của bạn đang nói cho bạn biết đã đến lúc phải sang số rồi. Chúng đang cố gắng cho bạn biết đã đến lúc bạn cần nghĩ nhiều hơn tới những suy nghĩ có tác dụng kích thích, nâng đỡ, cần thay đổi sự quan tâm, chuyển kênh, đổi chủ đề thảo luận, và làm một việc khác có thể thay đổi năng lượng của bạn và mang lại cho bạn cảm giác vui thích, thú vị.

"Tình yêu là sự sống! Nếu bạn đánh mất tình yêu, thì bạn cũng đánh mất luôn sự sống."
                                                                                         Leo Buscaglia

Vì trạng thái rung cảm của bạn chính là điều hấp dẫn những thứ bạn khao khát nên việc giữ cho cảm xúc của bạn càng tích cực bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu là điều vô cùng cần thiết.


Hãy cố gắng duy trì cảm xúc của bạn trong biên độ của sự tích cực – những cảm xúc như yêu, thích, hạnh phúc, hồ hởi , thỏa mãn, khây khỏa, tự hào, thư giãn và thanh thản. Những cảm xúc này sẽ nâng mức độ rung cảm của bạn lên và tạo ra rung cảm tương thích với những trải nghiệm mà bạn trông chờ sẽ xuất hiện khi những giấc mơ của bạn đơm hoa kết trái.

Hãy nhớ rằng “Những gì giống nhau sẽ hấp dẫn lẫn nhau” (Like Attract Like). Điều đó có nghĩa là những gì có cùng tần số sẽ hấp dẫn lẫn nhau. Vì vậy, bằng cách chủ ý tạo ra những trạng thái cảm xúc tích cực tương thích với những cảm xúc mà chúng ta sẽ có khi thực thi hay hoàn thành những mục tiêu, những khao khát của mình, chúng ta có thể tạo ra một trường năng lượng hấp dẫn bất cứ thứ gì chúng ta muốn.

Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao việc học cách tương tác chứ không phải phản ứng với những tình huống, hoàn cảnh, và làm chủ trạng thái cảm xúc lại quan trọng như vậy.

Vậy nên, hãy làm những việc khiến bạn thấy thoải mái – hãy thiết tha, say đắm với cuộc sống của chính mình! Khi bạn thấy cảm xúc của mình sâu sắc, mãnh liệt nghĩa là bạn đang phát vào vũ trụ những tần số rất mạnh.


Cảm xúc của bạn càng sâu sắc, mãnh liệt bao nhiêu thì quá trình hấp dẫn rung cảm càng được thúc đẩy nhanh bấy nhiêu. Bạn cần phải dành thời gian để làm những việc bạn thích và chăm sóc bản thân theo cách này – dù bạn có bận tới mức nào đi nữa. Điều này là vô cùng cần thiết.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điều bạn cảm nhận thực ra quan trọng hơn rất nhiều điều bạn nghĩ tới hay nói về. Cảm xúc không bao giờ nói dối bạn. Chúng là chất chỉ thị chính xác cho biết bạn đang nghĩ gì, và liệu bạn có đang hành động đúng với cái tôi thật sự hay những khao khát trong sâu thẳm trái tim bạn hay không.

Đừng phớt lờ chúng, cũng đừng cố suy luận chúng, hãy để ý tới chúng. Nếu chúng không nằm trong biên độ của sự tích cực (hy vọng, mong chờ, chấp nhận, đánh giá cao, yêu thương, thích thú) thì hoặc là tống chúng ra khỏi đầu bạn, hoặc là chọn những suy nghĩ tốt hơn.

Nghĩa là chọn lấy những suy nghĩ tạo cho bạn cảm giác tốt hơn, hay chỉ đơn giản thay đổi điều bạn đang làm, hãy chuyển sang làm một điều mà bạn thấy thích thú. Đi dạo, nghe nhạc, âu yếm con mèo cưng hoặc làm bất cứ điều gì có thể đưa bạn trở lại trong biên độ tích cực của cảm xúc.

                                   Mọi điều tạo ra đều là hệ quả của điều tạo nên bạn!                                                                                                                         David R. Hawkins

Xem thêm: Cơ sở khoa học của "Luật Hấp Dẫn" (Phần 2) Sưu tầm từ luathapdan.com

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.