Ý Thức và Tiềm Thức - Cơ sở khoa học của "Luật Hấp Dẫn" (P3)

5. Ý thức và Tiềm thức
Ý thức và tiềm thức của bạn

Hầu hết chúng ta đều đã nhận thức khá rõ về những suy nghĩ thuộc ý thức, nhưng chúng ta cũng cần nhận thức được về những suy nghĩ thuộc tiềm thức của bản thân nữa. Tiềm thức của chúng ta thường trình chiếu một vở diễn, và vì hầu hết chúng ta đều có một cuốn băng tiêu cực được bật sẵn trong đầu nên chúng ta cứ liên tục phát đi những thông điệp tiêu cực.

Bạn cần phải học cách cài đặt lại chương trình cho tiềm thức của mình và biến những suy nghĩ tiêu cực ben trong bạn thành những suy nghĩ tích cực, lành mạnh hơn. Bằng cách tập trung vào niềm tin và hình ảnh bản thân, bạn có thể tìm cách loại bỏ những ý nghĩ hạn chế và tiêu cực.

Kiểu độc thoại tiêu cực này là một loại tĩnh học hay sự nhiễu sóng khi gọi điện thoại. Nó sẽ can thiệp, bóp méo thậm chí là chặn tần số sóng của những ý nghĩ tích cực trong bạn. Nếu không được loại bỏ, nó sẽ làm giảm khả năng sáng tạo và biểu thị tương lai bạn vẫn mong ước. 
   
Đôi lúc, bạn cũng cần để mọi thứ ra đi để thanh lọc bản thân. Nếu bạn không vui vì bất cứ điều gì, hãy từ bỏ nó. Và rồi bạn sẽ nhận thấy khi bạn được tự do, sự sáng tạo và cái tôi thật sự của bạn mới xuất hiện”.
                                                                                         Tina Turner

Nhưng thật không may là nhiều người trong số chúng ta lại khá cứng đầu, cứ muốn giữ lại những suy nghĩ và hình ảnh tiêu cực về bản thân. Đó chính là khoảng trời bình yên của chúng ta – chúng ta đã quá quen thuộc với những khái niệm cũ rích đó, chúng ta thường mắc kẹt trong những niềm tin của tiềm thức về nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ hay sự không thỏa đáng.

Hầu hết những suy nghĩ và cảm nhận hạn chế này đều bắt nguồn từ những tai nạn, những niềm tin và trải nghiệm chúng ta tiếp thu trong quá khứ, những điều mà chúng ta đã biến nó thành “chân lý” của riêng mình.

Những khái niệm tiêu cực này có thể hủy hoại chúng ta, khiến chúng ta không thể nhận ra tiềm năng và sự phát triển đầy đủ của mình nếu chúng ta không đưa ra được quyết định đúng đắn để đối phó với chúng (giải phóng và đẩy chúng ra khỏi đầu chúng ta).

Hãy tưởng tượng bạn đang lái một chiếc ô tô bị nhấn phanh. Dù bạn có cố gắng như thế nào để tăng tốc thì bạn cũng vẫn bị chiệc phanh đó kìm lại, nhưng ngay khi bạ nhả phanh ra, tự nhiên bạn sẽ đi nhanh hơn mà chẳng cần tốn sức lực chút nào.

Những suy nghĩ, cảm xúc và hành động tiêu cực của bạn cũng giống như một kiểu phanh tâm lý. Chúng sẽ kéo bạn lại, kìm hãm bạn, trừ khi bạn nỗ lực để tống chúng đi và thay thế chúng bằng những suy nghĩ và niềm tin tích cực.

Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để tống khứ những suy nghĩ tiêu cực trong tinh thần và bước ra khỏi “khoảng trời bình yên” của riêng bạn để dành chỗ cho những suy nghĩ, hình ảnh cá nhân và niềm tin tích cực.

Chúng sẽ thay đổi năng lượng rung cảm của bạn, tạo điều kiện để bạn hẫp dẫn dễ dàng và hiệu quả hơn những nguồn năng lượng và kinh nghiệm tích cực bạn vẫn khao khát có được trong cuộc sống của mình.

Niềm tin là những suy nghĩ đã trở thành thói quen của bạn hưng bạn vẫn có thể thay đổi chúng qua những lời khẳng định, những cuộc độc thoại mang tính tích cực, những thay đổi trong hành vi cư xử và những kỹ xảo tưởng tượng. Đây đều là những công cụ vô cùng hữu hiệu giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực cũ kỹ. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về mỗi một kỹ sảo có sức mạnh lớn lao này trong những chương tiếp theo.

Nếu bạn thấy những suy nghĩ tiêu cực đã ăn sâu bám rễ trong bạn khiến bạn thấy vô cùng khó khăn trong việc tống khứ chúng đi thì có thể bạn cần một cách tiếp cận khác. Tôi đã phát hiện ra ba phương pháp rất hữu hiệu để loại bỏ những kiểu suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc tiêu cực kiểu này. Đó là:
Phương pháp sedona của hale dwoskin(www.sedonamethod.com)
Phương pháp làm việc của byron katie(www.thework.com)
Tiểu xảo để được tự do về mặt tinh thần(www.emofree.com)

Các trang web trên đều chứa thông tin về những cuốn sách, tài liệu nghe và những buổi hội thảo giúp bạn học được cách loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả suy nghĩ tiêu cực trong tinh thần và quay về trạng thái nhận thức thuần túy.


                 Bạn sẽ đạt được bất kì điều gì não bạn tiếp nhận và tin tưởng”                                                                                                      Napoleon Hill

Xem tiếp phần 4: Cơ sở khoa học của Luật Hấp Dẫn (phần 4)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.