Khoảng thời gian "vàng" để làm các công việc trong ngày

Xây dựng thời gian biểu là điều ai cũng làm, thế nhưng đối với một số công việc nhất định, bạn nên làm nó vào khoảng thời gian phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.


Đã khi nào bạn cảm thấy hào hứng bắt đầu một ngày làm việc mới sau khi thức dậy rồi đến cuối ngày trước khi đi ngủ, bạn lại cảm thấy như mình chẳng làm được việc gì hiệu quả.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Vấn đề không phải những gì bạn đã làm mà có thể thời điểm bạn lựa chọn để sắp xếp và làm các công việc trong ngày chưa thực sự khoa học và phù hợp với chính bản thân bạn.
Một số nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu về thời gian tốt nhất trong ngày để làm tốt mọi công việc. Hãy đọc và bắt đầu việc tạo một lịch trình hoàn hảo cho bạn như sau:
1. Tập thể dục: trước bữa sáng
Nếu bạn muốn giảm cân, một chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện đều đặn là thật sự cần thiết. Tuy nhiên cho dù bạn có trở thành hội viên của một câu lạc bộ Fitness hay Gym đắt đỏ có trang thiết bị tiện nghi nhất mà không lựa chọn đúng thời điểm tập luyện thì sẽ không đạt hiệu quả cao nhất.
Một nghiên cứu của tác giả Gretchen Reynolds trên tờ The New York Times đã phân tích rằng tập thể dục trước bữa ăn sáng là tốt nhất để giảm cân và tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp đốt lượng mỡ cơ thể trong ngày.
2. Uống cà phê: sau 9 giờ 30 phút sáng
Nếu bạn có thói quen nhâm nhi một tách cà phê ngay khi thức dậy hoặc trước khi tới văn phòng, bạn nên cân nhắc điều chỉnh lại thói quen này.
Theo một nghiên cứu thuộc lĩnh vực Thần kinh học nói rằng thời gian tốt nhất để uống cà phê là sau 9 giờ 30 sáng bởi vì hoóc-môn chống stress được cơ thể sinh ra nhiều nhất từ lúc 8 giờ đến 9 giờ sáng nên bạn không cần phải uống cà phê vào khoảng thời gian này trở về trước mà nên uống cà phê sau 9 giờ 30 phút sáng khi lượng hoóc-môn chống stress do cơ thể tiết ra giảm dần.
3. Làm các công việc đòi hỏi sự tập trung: trong suốt “Thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học” của bạn
“Thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học” là thuật ngữ của Sam Carpenter - tác giả của cuốn sách “Work the System” đề cập đến những thời điểm trong ngày mà bạn có năng lượng nhiều nhất. Thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học mỗi người khác nhau.
Để xác định thời điểm của bạn, hãy tham khảo một lời khuyên từ Chris Bailey- tác giả của cuốn “The Productivity Project”. Cụ thể, Ông Bailey bắt đầu thói quen không sử dụng chất caffeine và cồn trong khẩu phần ăn của mình, ăn ít đường nhất có thể và tự thức dậy không cần đồng hồ báo thức. Trong vòng ba tuần liên tiếp, mỗi ngày ông ấy ghi chép cụ thể và cẩn thận mức năng lượng hàng giờ của mình.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, thời điểm năng lượng tốt nhất của ông là từ 10 giờ sáng tới trưa và từ 5 giờ chiều tới 8 giờ tối. Một khi bạn cũng tự mình khám phá ra thời điểm tối ưu theo nhịp sinh học của chính mình, bạn có thể tái thiết lập thời gian biểu (sao cho phù hợp với công việc cố định của bạn) để làm các nhiệm vụ hay công việc quan trọng và ý nghĩa nhất trong các thời điểm này.
4. Phỏng vấn xin việc: vào lúc 10 giờ 30 phút sáng thứ 3
Nếu nhà tuyển dụng tạo điều kiện cho bạn được lựa chọn thời gian phỏng vấn, hãy trả lời vào Thứ 3 lúc 10 giờ 30 sáng. Theo nghiên cứu, 10 giờ 30 phút sáng thứ 3 là thời điểm thích hợp nhất cho ứng viên phỏng vấn xin việc.
Theo tạp chí Business Insider’s, một báo cáo có tên là Glassdoor của Jacequelyn Smith đã đưa ra một vài lời khuyên hữu ích về việc sắp xếp lịch phỏng vấn xin việc. Đặc biệt, bạn cũng cần chú ý tránh phỏng vấn việc vào ngày đầu tiên và ngày cuối cùng của tuần làm việc hay ngay trước và sau bữa trưa.
5. Giờ nghỉ giải lao sáng
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thời gian tốt nhất để nghỉ giải lao là giữa buổi sáng. Bởi vì năng lượng trí tuệ của bạn nói chung đạt hiệu quả cao ngay sau khi bạn ngủ dậy và giảm dần càng về cuối ngày. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn để khôi phục nguồn năng lượng trí tuệ khi bạn nghỉ ngơi càng gần hơn vào lúc đầu ngày.
Nghiên cứu cũng nói rằng bạn không phải dành thời gian nghỉ ngơi của mình để làm các hoạt động không liên quan đến công việc miễn là bạn thích và lựa chọn để làm.
Những người tham gia vào nghiên cứu này sẽ thực hiện việc nghỉ ngơi sớm trong ngày và sử dụng thời gian nghỉ ngơi này để làm những gì họ thích, nghiên cứu ít mệt mỏi hơn và cảm thấy thỏa mãn với công việc nhiều hơn.
6. Ngủ trưa: vào 2 – 3 giờ chiều
Theo một nghiên cứu của phòng khám Mayo Clinic tại Mỹ, có hai lý do để kết luận đầu giờ chiều là thời gian tốt nhất để ngủ trưa. Thứ nhất, bạn thường buồn ngủ và giảm sự tập trung sau bữa trưa. Thứ hai, ngủ trưa vào thời gian này sẽ ít ảnh hưởng đến đến việc nghỉ ngơi vào buổi tối hơn là nếu ngủ trưa muộn hơn.
Mayo Clinic cũng khuyến nghị bạn nên giới hạn thời lượng ngủ trưa chỉ từ 10 - 30 phút nếu kéo dài hơn bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi.
7. Tổ chức họp: vào Chiều thứ 3
Theo tạp chí Inc. của Mỹ, dịch vụ xếp lịch trực tuyến “When is Good” có một nghiên cứu nói rằng vào lúc 3 giờ chiều thứ 3 là thời gian tốt nhất thích hợp cho các cuộc họp và thời gian không phù hợp nhất cho việc họp là đầu tuần.
Theo Keith Harris, điều phối viên và cũng là trưởng nhóm nghiên cứu của “When is Good” chia sẻ với Inc. rằng điều quan trọng là để mọi người có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi họp và nếu bạn có cuộc họp vào 9 giờ sáng, họ sẽ phải gấp rút chuẩn bị từ ngày hôm trước hoặc là chẳng chuẩn bị kịp nội dung hay tài liệu cho buổi họp.
8. Làm các công việc cần sự sáng tạo: lúc bạn mệt mỏi
Bạn có thể nghĩ rằng nên để các công việc cần sự sáng tạo khi bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng nhất tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại. Nghiên cứu được tiến hành với mẫu là một nhóm sinh viên đại học chơi game yêu cầu nhiều sự tập trung sau đó nhóm này có sự sáng tạo hơn một nhóm chơi trò chơi có mức độ dễ hơn.
Các tác giả nghiên cứu nói rằng đó là bởi vì các nhiệm vụ cần sự tập trung đã làm ức chế người chơi, hoặc khả năng của bộ não lọc được các thông tin không cần thiết ra khỏi sự tập trung. Vì vậy, bạn hãy thử giải quyết các công việc sáng tạo ngay sau khi bạn đi làm về nhà hoặc lúc bạn cảm thấy trí óc không thể tiếp nhận thêm bất cứ thông tin nào nữa để tìm thấy sự bất ngờ và tạo sự khác biệt lớn.
Theo Trí Thức Trẻ/Independent
Được tạo bởi Blogger.