Cách định giá startup phổ biến

Có nhiều cách tiếp cận giá trị của một startup, nhưng tất cả đều tuỳ theo nhà đầu tư. Một số cách định giá startup phổ biến như sau, tuy nhiên, đây không phải là cách định giá mà tất cả nhà đầu tư mạo hiểm đều dùng.



Cách 1: Cash-Based Valuation (Phương pháp dựa trên tiền mặt)

Các tính toán này dựa trên những kế hoạch tài chính, số lượng doanh thu ước tính và các số liệu tăng trưởng. Và cách tính này chỉ áp dụng cho những startup đã có doanh thu từ sản phẩm và có một lượng khách hàng thường xuyên.

Ví dụ như: công ty A nhận được 360 triệu đồng trong vòng gọi vốn (tháng 11 năm 2012) – gần bằng với mục tiêu là 400 triệu. Doanh thu bình quân của công ty trong năm 2012 ước tính là hơn 35 triệu đồng và lợi nhuận bằng 17.5 triệu đồng (50% doanh thu). Giá trị của công ty ước tính khoảng 350 triệu (bằng 10 lần doanh thu một năm).

Điều này chứng tỏ rằng nhà đầu tư kỳ vọng công ty A sẽ có giá trị tăng lên và bằng 10 lần doanh thu năm sau đó. Vậy con số 10 này ở đâu ra? Nó xuất phát từ số liệu tăng tưởng doanh thu hiện tại và tăng trưởng doanh thu trên kế hoạch.

Tuy nhiên, cách tính giá trị startup này chỉ trong trường hợp qua mỗi năm, số liệu từ doanh thu bán sản phẩm đều tăng. Nhưng nếu trong trường hợp các nhà đầu tư, họ sẽ không sử dụng cách tính này mãi vì các số liệu chỉ là ước tính. Hơn nữa, những dự án của công ty có thể sẽ bị hoãn hoặc ngưng không tiếp tục vì một vài lý do và nếu tính toán giá trị công ty dựa trên những con số này thì hoàn toàn không thể tin cậy được.

Cách 2: Mô hình 7x lợi nhuận hoặc 3x doanh thu

Phương pháp này áp dụng cho những startup phát triển nhanh hoặc dẫn đầu về số liệu tăng trưởng, hoạt động trong lĩnh vực, thị trường có tốc độ tăng trưởng cao. Lý do để chọn con số 7 hoặc 3 chính là khả năng đáp ứng một lượng lớn nhu cầu thị trường và khả năng thay đổi quy mô sản xuất cho phù hợp. Tuy nhiên, các tính giá trị này thường tồn tại trong một thời gian rất ngắn, từ vài tháng tới 2 năm vì tốc độ tăng trưởng của một startup hiếm khi giữ vững được như giai đoạn cao trào.

Cách 3: So sánh với những công ty tương đương

Một cách tham khảo mà nhiều nhà đầu tư hay dùng chính là so sánh với giá trị của các công ty tương tự. Số liệu của những công ty này hầu như đều được thông báo rộng rãi nên cũng không quá khó để tìm kiếm.

Trên đây chỉ là những phương pháp phổ biến nhất, thực tế thì còn nhiều phương pháp khác, sử dụng nhiều mô hình phức tạp để tính toán bởi vì startup là một pháp nhân rất khó định giá chính xác nếu như chỉ thông qua các số liệu kinh doanh.

Chính vì thế các nhà đầu tư cũng dựa vào cảm giác và ý thích chủ quan của mình nữa. Từ kinh nghiệm của nhiều founder trẻ thành công, câu hỏi mà các nhà đầu tư thường nhắc đầu tiên chính là “Liệu startup này có đủ dũng cảm và dám đương đầu để trở nên thành công không?”. Và họ sẽ quan sát founder, thậm chí là nhân viên thấp nhất để định giá được tiềm năng mà công ty mang tới. Ví dụ như họ sẽ xem xét cách founder đưa ra các quyết định, hoặc cách founder nói chuyện với cấp dưới. Quan trọng nhất, nhà đầu tư sẽ so sánh những thứ mà founder trình bày trong buổi họp với những điều thực sự diễn ra trong công ty. Những vấn đề ảnh hưởng tới quyết định định giá của nhà đầu tư là:

1. Văn hoá, con người: 

Cách làm việc với cấp dưới và giữa các nhân viên trong công ty với nhau ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và xác định tiềm năng lãnh đạo của founder và khả năng phát triển của sản phẩm thông qua sự hợp tác hoạt động giữa các nhân viên. Đơn giản bởi vì 99.9% thành công của startup là từ con người mà ra trong đó, founder là trung tâm. Founder phải được nhân viên của mình yêu quý và tôn trọng thì hoạt động của công ty mới mượt mà được.

2. Công ty:

Trong startup có rất nhiều thứ để nhà đầu tư để ý, như là kế hoạch marketing sản phẩm, kế hoạch R&D, quản lý tài chính, lợi nhuận … Nhưng cái gây ấn tượng nhất cho nhà đầu tư chính là tầm nhìn chiến lược của công ty. Mặc dù các nhà đầu tư dù cho là angel hay mạo hiểm đều có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận khi đầu tư vào startup, thì họ cũng để ý rất nhiều tới ý nghĩa mà startup mang lại cho cộng đồng và vấn đề mà sản phẩm của startup sẽ giải quyết được. Một khi CEO không chứng minh được startup của mình đang thực sự tiến hành các bước để đến gần với mục tiêu đã đặt ra, các nhà đầu tư ngay lập tức sẽ mất hứng thú và founder mất đi cơ hội bổ sung nguồn vốn hoạt động.

Theo Twenty
Nguồn: ictnews.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.