6 bài học từ “di sản” của Steve Jobs

Trong hàng loạt các cuộc trao đổi giữa Jobs và Walter Isaacson (tác giả cuốn tiểu sử của Steve Jobs) khi cựu CEO còn sống, Jobs đã đề cập đến việc ông hy vọng mình sẽ để lại những di sản gì cho Apple rất nhiều lần. Dưới đây là 6 bài học từ di sản của Steve Jobs, trích từ cuốn tiểu sử của ông.



Mục tiêu là sản phẩm

Đam mê của Jobs là xây dựng một công ty bền vững, lâu dài nơi mọi người đều được thúc đẩy tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Tất cả những thứ còn lại đều là thứ yếu. Chắc chắn rằng nó phải đủ tuyệt vời để có thể tạo ra lợi nhuận, bởi lợi nhuận chính là thứ cho phép bạn tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.


Nhưng sản phẩm, không phải lợi nhuận, mới chính là nguồn động lực. Đó là lý do vì sao John Sculley (cựu CEO của Apple giai đoạn 1983-1993) thất bại vì ông ấy cho rằng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là kiếm tiền.


Sự khác biệt của mục tiêu là hết sức tinh vi. Mục tiêu như thế nào thì nó sẽ thể hiện trong tất cả mọi thứ bao gồm những người bạn tuyển dụng, những người được đề bạt và những gì bạn thảo luận trong các cuộc họp.


Không có thị trường cho các sản phẩm mới


Một số người thường nói: “Hãy mang đến cho khách hàng những gì họ muốn”, tuy nhiên đó không phải là phương pháp làm việc của Steve Jobs. Công việc sáng tạo ở Apple là chỉ ra được những gì khách hàng sẽ mong muốn trước khi họ nhận biết được.


Có lần, Henry Ford (cha đẻ ngành công nghiệp ô tô) từng nói rằng, “Nếu tôi hỏi khách hàng xem họ muốn gì, họ sẽ nói với tôi là họ muốn một con ngựa với tốc độ nhanh hơn. Mọi người thường không biết mình muốn gì cho đến khi bạn chỉ ra điều đó cho họ.”


Đó chính là lý do vì sao, Apple thời Steve Jobs không bao giờ dựa vào nghiên cứu thị trường trước khi chế tạo một thiết bị hay sản phẩm mới. Nhiệm vụ của Jobs là đọc những điều chưa hề có trên mặt giấy.


Tính nghệ sĩ được tích hợp cho mỗi sản phẩm


Apple có được tiếng vang lớn như ngày hôm nay là bởi luôn có tính nhân văn sâu sắc trong những cải tiến của từng sản phẩm. Jobs cho rằng những nghệ sĩ xuất chúng nhất và những kỹ sư tài giỏi nhất đều có những nét tương đồng với nhau. Tất cả họ đều có niềm khao khát mãnh liệt thể hiện chính mình.


Trên thực tế, một số cong người giỏi nhất nghiên cứu máy tính Mac nguyên bản là những nhà thơ, nhạc sĩ. Những nghệ sĩ vĩ đại như Leonardo da Vinci và Michelangelo đều rất xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, trong đó Michelangelo hiểu rất rõ cách khai thác đá, chứ không chỉ đơn thuần là một nhà điêu khắc thuần túy.


Trong những năm 1970, máy tính là công cụ và cách thức để con người thể hiện sự sáng tạo bản thân. Bây giờ, chân lý này vẫn không thay đổi.


Bài học nào từ sự suy tàn của IBM


Steve Jobs có quan điểm riêng về nguyên nhân thất bại của công ty IBM. Công ty từng là một gã khổng lồ xanh trong quá khứ, có những con người tuyệt vời, sự cải tiến và thế độc quyền khó vượt qua, lũng đoạn hoặc gần như thế trong một số lĩnh vực.


Tuy nhiên, IBM sụp đổ khi công ty bắt đầu coi trọng những gã bán hàng giỏi, bởi lẽ thông thường mọi người đều nghĩ họ là người có thể dịch chuyển chiếc kim la bàn doanh thu, chứ không phải các kỹ sư hay nhà thiết kế. Vì thế, cuối cùng nhân viên bán hàng trở thành người điều hành công ty.


John Akers của IBM là một nhà kinh doanh giỏi, có khả năng hùng biện và rất thông minh, nhưng điều quan trọng là Akers không hiểu gì về sản phẩm. Điều tương tự cũng xảy ra với công ty Xerox.

Khi những gã bán hàng điều hành một công ty công nghệ, những anh chàng của sản phẩm không còn ý nghĩa gì nhiều, không được xem trọng và phần lớn họ đều bị sa thải. Điều này lý giải nguyên nhân thất bại của Sculley trong vai trò CEO của Apple.


Văn hóa tại Apple


Nếu có điều gì không đúng xảy ra, Jobs sẽ trực tiếp trung thực với nhân viên thay vì nói giảm, nói tránh. Tại Apple, nhân viên trên dưới hoàn toàn trung thực với nhau và bất cứ ai cũng có thể nói với vị CEO của mình rằng họ thấy Jobs hoàn toàn nóng nảy, đểu giả và Jobs cũng sẽ thảng thắng với nhân viên như vậy.


Jobs hoàn toàn thoải mái nói với giám đốc kỹ thuật của mình rằng cái cửa hàng đó trông như rác rưởi. Vì thế, đã có nhiều cuộc tranh luận nổ lửa, gần như quát tháo vào mặt nhau, nhưng đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà Jobs đã từng có. Đó là nền văn hóa tại Apple mà Jobs đã cố gắng tạo ra: Sự trung thực tàn bạo.


Điều mà Jobs muốn Apple trở thành


Jobs không thích mọi người tự nhận mình là nhà khởi nghiệp khi mà những điều họ thực sự nỗ lực làm là khai trương một doanh nghiệp mới và rồi sau đó bán đi, hoặc chào bán nó ra công chúng, để có tiền và tiếp tục công việc đó. Họ không sẵn lòng làm những việc cần thiết để xây dựng một công ty thật sự - công việc khó khăn nhất trong thế giới kinh doanh.


Công việc đó chính là cách bạn đóng góp và tiếp tục phát triển di sản của những người đi trước. Mục tiêu của bạn là xây dựng công ty mà sẽ đừng vững trong một hoặc hai thế hệ nữa kể từ thời điểm bây giờ.


Đó chính là những gì mà Walt Disney đã làm, và Hewlett-Parkard và cả những người đã xây dựng Intel. Họ đã tạo ra công ty với mục tiêu trường tồn, chứ không phải đơn thuần để kiếm tiền. Chúng ta nỗ lực sử dụng tài năng của mình để thể hiện sự ngưỡng mộ với những đóng góp của các thế hệ đi trước và bổ sung thêm một vài điều gì đó vào dòng chảy chung ấy.Đó cũng là động lực để Jobs phấn đấu ở Apple.

Theo Đinh Lộc/Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.