"Người sống không vì mình, Trời chu Đất diệt"

Suy Luận!

Cổ Nhân dạy: "Người sống không vì mình Trời chu - Đất diệt". Thực tế là, dù có sống vì mình thì vẫn bị "Trời chu - Đất diệt". Sinh - lão - bệnh - tử có ai tránh được trên đời, vậy sống như thế n
ào cho phải?



- Có người nghĩ rằng, vì "sợ" Trời chu - Đất diệt nên phải sống vì mình, tất cả làm lợi cho mình trước, khi có dư giả rồi mới đem cho người khác. Mình phải sống tốt đã - vậy cũng không sai!


- Có người lại cho rằng: đó là suy nghĩ vị kỷ cá nhân, và nó không xứng đáng cho cộng đồng xã hội.

Tại sao lại có câu nói đó? chúng ta phải trả lời được nguồn gốc chúng ta đến từ đâu? 
+ Khoa học đã chứng minh, con người được sinh sản từ sự kết hợp của những nguyên tử nhỏ bé từ vũ trụ thông qua quá trình tiến hóa. 


+ Về mặt tâm linh, chúng ta đến với cuộc sống này là để thực hiện một sứ mệnh nào đó do Thượng đế, Thánh thần hay một thế lực siêu nhiên nào đó giao cho!

=> Cả 2 luận điểm, giữa khoa học và tâm linh, thì chúng ta đang mang trong mình một sứ mệnh quan trọng của Trời & Đất. Sứ mệnh đó không ai có thể thay thế ngoài chính ta.
Có một câu nói rất nổi tiếng: "Chúng ta sinh ra không có ai là thừa cả, mỗi người là một mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh vũ trụ".


Và nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh: Đó là trở thành chính ta, sống theo cách sống mà ta muốn, theo đuổi ước mơ mà ta hằng mong ước!... sẽ bị "Trời chu - Đất diệt".

Trải nghiệm!

Ở tuổi 15, tôi đã cùng mẹ làm kinh doanh buôn bán, hơn 5 năm qua làm việc trong lĩnh vực đào tạo phát triển tiềm năng con người, trải qua nhiều thăng trầ
m trong công việc cũng như cuộc sống. Được may mắn gặp gỡ và làm việc với những người là triệu phú, tỷ phú trên thế giới.

Tôi nghiệm ra rằng: Trong việc phát triển sự nghiệp bản thân, quá trình theo đuổi sự thành đạt, là một quá trình chinh phục chính bản thân mình.

Sự phát triển sự nghiệp lớn mạnh, trường tồn được hay không! nó phản ánh chính sự phát triển của bản thân người đó! một doanh nghiệp phát triển mạnh hay yếu, cũng phụ thuộc vào sự định hướng của nhà lãnh đạo.

Nếu một người không có tầm nhìn xa trông rộng, không có chiến lược vươn xa, không định hình được cấu trúc mô hình quản lý, thì doanh nghiệp đó cũng sẽ sớm phá sản, hoặc èo ọt ở trong địa phương mà thôi.

Một người cả đời theo đuổi đỉnh cao cho kỹ năng nghề nghiệp, để trở thành số 1 trong chuyên ngành đó, cuối cùng anh ta cũng đạt được điều mong muốn, nhưng tuổi cũng đã quá nhiều! đến lúc đã "phải được" thay thế và anh ta chợt nhân ra rằng, mình đã mất đi những mối quan hệ và những kỹ năng khác cho cuộc sống! - rồi họ tự biện minh: Nhân bất thập toàn/

Có người lại nói: liệu sống như vậy có phải là chủ nghĩa cá nhân? Thực tế là, chúng ta không thể cho người khác nhiều hơn những gì chúng ta đang có!

Khi chúng là một giáo viên hay một giảng viên, những lý luận, giáo trình dạy học của chúng ta hầu hết là dựa trên tài liệu của những Giáo Sư, Tiến Sĩ được công nhận. và người học sinh, sinh viên, chỉ biết lắng nghe và ghi chép! (mặc dù cũng không biết là để làm gì!)

Nhưng khi chúng ta là một Nhà đào tạo, một Diễn giả, chúng ta không thể làm như vậy. Những người dưới sân khấu sẽ đặt ra câu hỏi: Ông nói hay lắm, để xem ông có gì hơn tôi chứ! - mặc dù đó là một câu nói ngớ ngẩn, và nó sẽ ngăn cản sự học hỏi của chúng ta. Thực tế là, hàng triệu người vẫn đang làm vậy mỗi ngày!

Kết quả cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay, hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của mỗi người. Chúng ta thường nói: cần phải có Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa!

Nó đúng là như vậy. Nhưng hãy nghĩ xem: làm thế nào để biết đó là Thiên thời? làm thế nào để biết đó là Địa lợi? làm thế nào để có Nhân hòa? - cái đó lại tùy thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người!

Trời - Đất - Người, đều có quy luật vận động, có những nguyên lý của riêng nó, và chúng ta không thể thay đổi được nguyên lý đó. Chúng ta chỉ có thể hiểu được cơ chế của nó thông qua phép "suy lý quy nạp" - dựa trên những hiện tượng tự nhiên để tìm ra hướng đi cho bản thân!

Khổng Tử nói: "Có ích thì tồn tại, có hại sẽ diệt vong", còn tồn tại đến bao giờ, và khi nào sẽ diệt vong lại phụ thuộc vào sự biến hóa của bản thân để thích nghi với tạo hóa!

Nếu không đặt việc phát triển bản thân lên hàng đầu, chắc chắn rằng chúng ta sẽ bị đào thải!

Phải chăng! vì thế Hồ Chủ Tịch đã nói: Học, Học nữa, Học mãi!
Khổng Tử thì nói: Trong 2 người đi với tôi, chắc chắn có một người là thầy của tôi.
Phương pháp học tốt nhất là Tự Học - Tự Kỷ Ám Thị/

Con người không ai giống ai, cùng một luật điểm nhưng nhiều cách diễn giải, ở những góc độ khác nhau. sự học là vô biên! Đừng bao giờ tự giới hạn mình chỉ vì không chịu mở lòng!

Chúc các bạn thành công/
Mr. Duong Kiyosaki

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.